Bỏ đại học, đi học nghề

TTO - Thông tin tỉ lệ cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp không ngừng tăng trong thời gian qua đã tác động mạnh đến sự lựa chọn của nhiều người học trước cánh cửa vào đời.

16a29dc6.jpg
Sinh viên Trường CĐ nghề Du lịch Sài Gòn trong giờ thực hành tại trường - Ảnh: M.G.

Tâm lý coi trọng bằng cấp nặng nề một thời có vẻ cũng đã phải “đầu hàng” trước mối quan tâm thiết thực hơn: có công việc ổn định theo đúng nhu cầu xã hội.

Lê Tấn Bửu (Đà Nẵng) đạt 21,75 điểm tại kỳ thi THPT quốc gia 2015 - mức điểm giúp Bửu có không ít lựa chọn để vào một trường ĐH.

Song chàng trai cao 1,8m ấy rốt cuộc lại từ chối cánh cửa ĐH, lặn lội từ dải đất miền Trung ra Hà Nội để theo học CĐ nghề hàn - vốn đầu vào chỉ cần tốt nghiệp THPT - để tương lai trở thành... một công nhân hàn chính hiệu.

Người anh trai sinh đôi của Bửu - Lê Tấn Tài - đạt 21,5 điểm tại kỳ thi THPT quốc gia cũng có cùng lựa chọn như Bửu.

“Để đi đến quyết định này, mình và gia đình đã suy nghĩ và tìm hiểu rất kỹ. Đúng là vào ĐH thì nghe có vẻ oai hơn, nhưng tìm việc làm lại không dễ dàng. Quanh mình, nhiều người tốt nghiệp ĐH, có bằng thạc sĩ vẫn thất nghiệp dài, sống chán chường vì phải phụ thuộc vào gia đình. Trong khi đó, mình thấy nhiều anh chị học ngành hàn tại trường CĐ nghề như mình không chỉ có việc làm tốt mà còn có cơ hội ra nước ngoài làm việc. Có người ra trường 2-3 năm đã có mức lương 15 triệu đồng/tháng. Chưa kể điều kiện kinh tế gia đình mình không khá giả gì, nên học phí rẻ ở trường nghề cũng là tiêu chí rất quan trọng. Học phí của hai anh em theo học CĐ nghề hàn chưa bằng học phí của một người chị ruột mình đang học ĐH tại Đà Nẵng” - Bửu chia sẻ.

7e804587.jpg
“Học trường nghề, sinh viên ra trường làm nghề ngay được. Dù làm thợ “lép vế” hơn kỹ sư, nhưng có tấm bằng kỹ sư mà không xin nổi việc làm thì chắc chắn có việc đi làm thợ cũng “hơn đứt” cảnh thất nghiệp rồi...
Lữ Trọng San

Năm 2014 và 2015, nhiều trường CĐ nghề đã tiếp nhận những thí sinh có điểm thi ĐH cao, thậm chí cả sinh viên đã tốt nghiệp ĐH bất ngờ chọn trường nghề, chấp nhận “làm lại từ đầu”.

Năm 2014, Lữ Trọng San (Thanh Hóa) đỗ và theo học ngành cơ khí tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam với số điểm đầu vào 21,5 điểm. Năm 2015, San tiếp tục thi và đạt 22 điểm với mong muốn vào Học viện Phòng không không quân. Không đủ điểm đỗ vào Học viện Phòng không không quân nhưng San quyết định bỏ ĐH để đăng ký vào trường nghề.

“Nếu tiếp tục học tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam, ngành cơ khí mình học phải mất năm năm mới tốt nghiệp. Vào Trường CĐ nghề Cơ điện Hà Nội, mình cũng chọn ngành lắp đặt cơ khí nhưng thời gian học rút ngắn lại chỉ còn ba năm. Học trường nghề, thời gian thực hành nhiều hơn, sinh viên ra trường làm nghề ngay được. Dù làm thợ “lép vế” hơn kỹ sư, nhưng có tấm bằng kỹ sư mà không xin nổi việc làm thì chắc chắn có việc đi làm thợ cũng “hơn đứt” cảnh thất nghiệp rồi...” - San phân tích.

Quyết định lựa chọn như San, Bửu... giờ không còn là chuyện hiếm. Mối lo cho một công việc ổn định sau tốt nghiệp đã trở thành trăn trở của người học ngay khi tính toán bước chân vào bất cứ trường học nào sau khi tốt nghiệp THPT. Một số trường nghề bắt đầu tạo niềm tin cho người học không gì khác bằng chính cam kết hỗ trợ bố trí việc làm sau tốt nghiệp và chứng thực bằng tỉ lệ cao sinh viên sau tốt nghiệp có việc làm ngay.

le-tan-buu-anh-ngoc-ha-3read-only-1458776997.jpg
“Điều kiện kinh tế gia đình mình không khá giả gì, nên học phí rẻ ở trường nghề cũng là tiêu chí rất quan trọng. Học phí của hai anh em theo học CĐ nghề hàn chưa bằng học phí của một người chị ruột mình đang học ĐH
Lê Tấn Bửu

theo tuoitre.vn

Hãy nhập số điện thoại của bạn
và chúng tôi sẽ gọi lại cho bạn để tư vấn

Chúng tôi đang tiếp nhận và gửi tới bộ phận xử lý

Cảm ơn.
Chúng tôi sẽ gọi lại sớm nhất có thể.

Liên hệ