GIỚI THIỆU NGÀNH DƯỢC

GIỚI THIỆU NGÀNH DƯỢC

NGÀNH DƯỢC - NGÀNH Y TẾ TRỌNG ĐIỂM

Ngành dược hình thành trở nên độc lập và phát triển trên cơ sở là một bộ phận không thể thiếu trong công tác chăm sóc sức khỏe của con người, trên cơ sở sự phát triển của khoa học công nghệ, kinh tế và sự phân công xã hội. Tính chất của hoạt động dược gồm cả các mặt: khoa học công nghệ, kinh tế thương mại và dịch vụ cộng đồng.

duoc

Dược sĩ theo quan niệm hiện đại phải là chuyên gia về thuốc với chức năng sản xuất, quản lý, cung ứng và hướng dẫn sử dụng thuốc một cách an toàn, hiệu quả, hợp lý và tiết kiệm nhất; trong đó công tác sản xuất ngày càng được công nghiệp hóa, chuyên sâu hóa và có thể có sự tham gia của các chuyên viên, nhân lực của ngành khác. Riêng công tác quản lý, cung ứng, hướng dẫn sử dụng thuốc ngày càng phức tạp và phát triển, đòi hỏi kiến thức, kỹ năng cũng như đạo đức của chính người dược sĩ. Do đó, trong thực tế dược sĩ có thể chỉ làm việc trong một bộ phận nào đó như sản xuất, kiểm nghiệm, quản lý cung ứng, hướng dẫn sử dụng thuốc...nhưng kiến thức và kỹ năng cần thiết phải bao gồm mọi khía cạnh liên quan đến thuốc; đặc biệt phải có lương tâm và đạo đức của một lương dược, để có thể thực hành tốt nhất nghiệp vụ ở một bộ phận.

  1. Mục tiêu tổng quát:

Đào tạo Dược sĩ có đạo đức tốt, có kiến thức khoa học cơ bản và y-dược học cơ sở vững chắc, có kiến thức và kỹ năng chuyên môn cơ bản để cộng tác với bác sĩ y khoa hướng dẫn người bệnh hoặc nhân dân sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả; sản xuất, quản lý và cung ứng thuốc tốt; có khả năng tự học vươn lên góp phần đáp ứng nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Để dược sĩ có đủ năng lực thực hiện nhiệm vụ trong các lĩnh vực: 

  1. Hướng dẫn sử dụng thuốc:

1.1 Hướng dẫn sử dụng thuốc thông thường chữa một số bệnh thường gặp trong cộng đồng.

1.2 Tư vấn cho thầy thuốc chỉ định thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả.
1.3 Thông tin thuốc cho cán bộ y tế, bệnh nhân và tham gia giáo dục cộng đồng về thuốc. 

  1. Bào chế, sản xuất thuốc:

2.1 Bào chế, sản xuất các dạng thuốc thông thường và một số dạng thuốc mới.
2.2 Chế biến một số vị thuốc cổ truyền thông thường.

  1. Quản lý và cung ứng thuốc:

3.1 Tham gia vào việc đảm bảo chất lượng thuốc, cung ứng thuốc, một số dụng cụ y tế và mỹ phẩm

3.2. Thực hiện các văn bản pháp qui về dược

3.3 Tham gia lập, điều hành, triển khai kế hoạch về dược trong các cơ sở y tế, cộng đồng và các hoạt động chuyên môn về dược trong các chương trình y tế quốc gia.

  1. Tự học và giúp đỡ đồng nghiệp:

4.1 Cập nhật các kiến thức về Y Dược học và về các lĩnh vực có liên quan, Tham gia nghiên cứu khoa học và tham khảo được một số tài liệu chuyên môn bằng tiếng nước ngoài

4.2 Phối hợp với đồng nghiệp tổ chức triển khai thực hiện những nhiệm vụ chuyên môn được giao và hướng dẫn, giúp đỡ cán bộ trung học và sơ học về chuyên môn dược.

cao dang duoc

KHOA DƯỢC BỆNH VIỆN

 

  1. Chức năng, nhiệm vụ và các hoạt động:
  2. Chức năng:

Khoa Dược có chức năng quản lý và tham mưu cho Giám đốc bệnh viện về toàn bộ công tác dược trong bệnh viện nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời thuốc có chất lượng và tư vấn, giám sát việc thực hiện sử dụng thuốc an toàn, hợp lý. 

  1. Nhiệm vụ:

Khoa luôn chú trọng thực hiện triệt để những nhiệm vụ:

- Lập kế hoạch, cung ứng thuốc bảo đảm đủ số lượng, chất lượng cho nhu cầu điều trị và thử nghiệm lâm sàng nhằm đáp ứng yêu cầu chẩn đoán, điều trị và các yêu cầu chữa bệnh khác…

- Quản lý, theo dõi việc nhập thuốc, cấp phát thuốc cho nhu cầu điều trị và các nhu cầu đột xuất khác khi có yêu cầu

- Đầu mối tổ chức, triển khai hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị

- Bảo quản thuốc theo đúng nguyên tắc “Thực hành tốt bảo quản thuốc”

- Tổ chức pha chế thuốc dung ngoài sử dụng trong bệnh viện

- Thực hiện công tác dược lâm sàng, thông tin, tư vấn về sử dụng thuốc, tham gia công tác cảnh giác dược, theo dõi, báo cáo thông tin liên quan đến tác dụng không mong muốn của thuốc

- Quản lý, theo dõi việc thực hiện các quy định chuyên môn về dược tại các khoa trong bệnh viện

  1. Nghiên cứu khoa học:

- Phối hợp với khoa cận lâm sàng và lâm sàng theo dõi, kiểm tra, đánh giá, giám sát việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý đặc biệt là sử dụng kháng sinh và theo dõi tình hình kháng kháng sinh trong bệnh viện.

- Tham gia hội chẩn khi được yêu cầu.

- Tham gia theo dõi, quản lý kinh phí sử dụng thuốc.

  1. Những thành tích nổi bật:

- Hệ thống cảnh giác dược được thực hiện quy củ với nguồn thông tin về thuốc giả, thuốc bị đình chỉ lưu hành, rút số đăng ký rộng khắp đến từng khoa, phòng qua hệ thống thông tin điện tử nội bộ. 

- Việc cấp phát thuốc BHYT tại khoa Dược được kiểm soát nghiêm ngặt từ việc ứng dụng hệ thống đọc mã vạch đến quy trình soạn thuốc - kiểm thuốc - giao thuốc để hạn chế đến mức thấp nhất việc nhầm lẫn trong cấp phát. 

- Về lĩnh vực chạy thận nhân tạo, Khoa Dược luôn đảm bảo ekip trực 24/24 - giao thuốc đến từng bệnh nhân vào thời gian chạy thận với chất lượng thuốc đảm bảo điều kiện nhiệt độ theo khuyến cáo của nhà sản xuất. 

duoc si cao dang

MỤC TIÊU ĐÀO TẠO KHOA DƯỢC

  1.     Mục tiêu chung 

Đào tạo người dược sĩ cao đẳng có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp và sức khỏe tốt, có kiến thức chuyên môn, kỹ năng tư duy và thực hành nghề nghiệp trong lĩnh vực quản lý cung ứng thuốc hoặc sản xuất và đảm bảo chất lượng thuốc, góp phần đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân.

  1.    Mục tiêu cụ thể
  2. 1. Kiến thức

Chương trình nhằm trang bị cho người học:

- Những kiến thức chung về chính trị, pháp luật, tin học, thể dục thể thao, quốc phòng – an ninh đã học vào thực tiễn rèn luyện đạo đức, học tập và công tác của bản thân. 

- Những kiến thức khoa học cơ bản về dược học cơ sở, những kiến thức về chuyên ngành quản lý cung ứng thuốc. 

- Sử dụng được tiếng anh chuyên ngành, tin học chuyên ngành. 

- Vận dụng được các kiến thức, kỹ năng đã học để góp phần vào công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ cộng đồng.

  1. 2. Kỹ năng 

 Chương trình nhằm rèn luyện cho người học các kỹ năng nghề nghiệp sau:

- Thực hiện tốt công tác quản lý cung ứng thuốc.

- Quản lý kinh tế và nghiệp vụ kinh doanh dược trong phạm vi nhiệm vụ được giao.

- Thực hiện tốt công tác đảm bảo chất lượng thuốc trong sản xuất, lưu thông, phân phối.

- Thực hiện được các kỹ thuật bào chế các loại thuốc thông thường, các kỹ thuật cơ bản để kiểm nghiệm một số dược chất thông dụng; bảo quản thuốc và các dụng cụ y tế; viết và đọc đúng các tên thuốc.

- Có kỹ năng giao tiếp, truyền thông, tư vấn giáo dục sức khỏe và sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả cho người bệnh và cho cộng đồng.

- Thực hành được kỹ thuật bảo quản thuốc và sử dụng cây, con, nguyên liệu dùng làm thuốc.

- Có kỹ năng về các kỹ thuật cơ bản trong phòng thí nghiệm, đánh giá chất lượng thuốc, thực phẩm, mỹ phẩm.

- Hướng dẫn chuyên môn cho những cán bộ dược trình độ thấp hơn.

  1. 3. Thái độ

Chương trình nhằm giáo dục cho người học các phẩm chất sau:

- Tận tụy với sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân.

- Tôn trọng và chân thành hợp tác với đồng nghiệp.

- Trung thực, khách quan, có tinh thần học tập cầu tiến.

- Coi trọng kết hợp y - dược học hiện đại với y - dược học cổ truyền.

 

 

NGÀNH HỘ SINH

 

  1. Ngành Hộ sinh vẫn đang thiếu nhân lực

Theo thống kê của Bộ Y tế, số lượng nhân lực ngành Hộ sinh đang tăng lên nhưng không đáng kể, trong khi số trẻ sơ sinh ngày càng tăng nhanh. Mặt khác, một ca sinh tại các cơ sở, bệnh viện cần đến vài người y tá, hộ sinh để phụ giúp cho bác sĩ chính và phục vụ cho việc hạ sinh được an toàn. Điều ấy đủ cho thấy số lượng hộ sinh phục vụ cho ngành y tế hiện nay thiếu đến mức độ nào?

Bên cạnh đó, nhiều gia đình có nhu cầu tìm hộ sinh chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh tại nhà ngày càng cao, đồng nghĩa với thu nhập cao và ổn định đối với nhân lực ngành này.

Chúng ta có thể dễ dàng tìm một hiệu thuốc đạt tiêu chuẩn gần nhà, nhưng luôn khó khăn trong việt tìm nơi để vượt cạn, tìm người hộ sinh có kiến thức, kinh nghiệm và đủ độ tin cậy thật khó. Một phần vì nhu cầu được chăm sóc tận tình, nhu cầu được chăm sóc từ các trang thiết bị tiên tiến, an toàn cho sản phụ và thai nhi, nhưng một phần cũng vì thiếu nhân lực Hộ sinh nên tại những vùng nông thôn, phòng khám sản, phòng Hộ sinh gần nơi cư trú còn thiếu. Điều này dẫn đến sự quá tải trong các bệnh viện phụ sản, khiến các nữ Hộ sinh luôn phải làm tăng ca thường xuyên với cường độ công việc cao và áp lực lớn.

  1. Trường đào tạo CĐ Hộ sinh vẫn đang thiếu

Số lượng trường đào tạo ngành CĐ Hộ sinh vẫn còn rất ít, mỗi trường có chỉ tiêu tuyển sinh có hạn, chỉ tiêu đào tạo nhất định phù hợp với trang thiết bị nhà trường và phù hợp với quy định của Bộ Y tế đề ra. Vì vậy, số lượng nhân viên y tế được đào tạo bài bản về ngành Hộ sinh vẫn đang rất ít, chỉ dừng ở mức hạn chế. Hầu hết các người làm việc trong phòng Hộ sinh đều có chuyên ngành liên quan như Điều dưỡng, Y sĩ đa khoa mà không phải ngành Hộ sinh.

Tìm được một trường đào tạo Hộ sinh uy tín, chất lượng, đạt chuẩn không phải là chuyện dễ dàng. Quá trình học tập, chất lượng đầu ra của học viên sẽ đánh giá được mức độ tin cậy, uy tín của nhà trường. Bên cạnh đó, số lượng hộ sinh sau tốt nghiệp được giới thiệu việc làm đúng chuyên môn là cực kỳ quan trọng. Nếu dựa vào những tiêu chí ấy, Trường CĐ Quốc tế TP Hồ Chí Minh có thể là một gợi ý hấp dẫn cho các bạn thí sinh muốn theo đuổi ngành CĐ Hộ sinh và muốn học một ngành nghề nào đó có công việc ổn định ngay sau khi ra trường.

cao dang ho sinh

NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG

 

Ngành Điều dưỡng là gì? Ra trường làm gì? Nên học ngành Điều dưỡng ở đâu?

Khi đời sống của con người được nầng cao, nhu cầu về việc chăm sóc sức khỏe cũng ngày càng được quan tâm và chú trọng. Khối ngành chăm sóc sức khỏe hiện nay cũng đang là khối ngành được xã hội chú ý, vì vậy nó cũng dần khẳng định vị thế của mình trong việc chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng. Ngoài ngành Dược, ngành Y thì ngành Điều dưỡng là không thể thiếu trong việc đào tạo nhân lực phục vụ cho Y tế. Đây cũng chính là lý do khiến ngành này đang là một trong những ngành “hot” được nhiều bạn trẻ quan tâm. Và câu hỏi ngành Điều dưỡng là gì? Ra trường làm gì? Nên học ngành Điều dưỡng ở đâu cũng là những câu hỏi đầu tiên được đặt ra khi tìm hiểu về ngành nghề này.

 

  1. Ngành Điều dưỡng là gì?

Điều dưỡng là một chuyên ngành trong hệ thống đào tạo nhân lực y tế; có nhiệm vụ bảo vệ, tối ưu hóa về sức khỏe, dự phòng bệnh và chấn thương; điều dưỡng cũng thực hiện nhiệm vụ xoa dịu nỗi đau qua chẩn đoán và điều trị nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu cường chăm sóc sức khỏe cá nhân, gia đình, cộng đồng và xã hội.

  1. Ngành điều dưỡng nhiều cơ hội việc làm ngày khi còn ngồi trên ghế nhà trường

Khi theo học ngành Điều dưỡng, các Điều dưỡng tương lai sẽ được trang bị kiến thức nền tảng và chuyên sâu về khoa học xã hội, khoa học sức khỏe và điều dưỡng. Cũng như sẽ được trau dồi khả năng phân tích và áp dụng nguyên lý điều dưỡng, chẩn đoán điều dưỡng, quy trình kỹ thuật điều dưỡng cơ bản, kỹ thuật điều dưỡng chuyên khoa. Và các biện pháp duy trì và cải thiện điều kiện sống để bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe con người cũng là những kiến thức quan trọng mà chương trình học sẽ cung cấp cho các bạn.

cao dang dieu duong

  1. Học ngành Điều dưỡng ra trường làm gì?

Trong bối cảnh xã hội phát triển đi kèm với tốc độ già hóa dân số nhanh, việc chăm sóc sức khỏe cho những người ốm đau hay người già ngày càng cao. Vì thế, ngành Điều dưỡng hiện nay đang cần rất nhiều nhân lực. Sau khi tốt nghiệp ngành điều dưỡng, các bạn có thể làm việc tại các bệnh viện, trung tâm y tế, cơ sở chăm sóc sức khỏe từ Trung ương đến địa phương của cả nhà nước và tư nhân với vai trò khám và điều trị, chăm sóc các bệnh lý theo chuyên ngành của điều dưỡng.

Đối với những Điều dưỡng giỏi, việc trở thành Điều dưỡng trưởng thực hiện vai trò quản lý chăm sóc và tham gia xây dựng các chính sách liên quan đến công tác điều dưỡng chăm sóc người bệnh là điều khá dễ dàng. Ngoài ra, các điều dưỡng viên có thể tự mở các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và tư vấn sức khỏe phục vụ cho cộng đồng. Hoặc cũng có thể tham gia giảng dạy, nghiên cứu tại các đơn vị y tế, đơn vị giáo dục về khoa học sức khỏe và điều dưỡng.

  1. Để việc học có hiệu quả thì việc thực hành nhiều sẽ rất có ích

Như vậy có thể thấy công việc của ngành Điều dưỡng rất đa dạng, hấp dẫn nhưng để tự tin nắm bắt và theo đuổi ngành Điều dưỡng, bên cạnh các kiến thức chuyên môn, kỹ năng mềm, kỹ năng ngoại ngữ, kỹ năng tổ chức,… cũng là những yếu tố quan trọng.

Theo dự kiến, năm 2018-2019 Trường Cao đẳng Quốc tế Tp. HCM với sự đa dạng các trình độ từ Trung cấp, Cao đẳng và liên thông đại học và với định hướng lấy thực hành và y đức là giá trị hàng đầu trong đào tạo, ngành Điều dưỡng đang được Nhà trường chú trọng. Học ngành Điều dưỡng tại Trường CĐ Quốc Tế Tp. HCM, sinh viên sẽ được chú trọng trau đồi kiến thức, kỹ năng tiếng Anh, kỹ năng tìm kiếm để có thể tiếp xúc với tài liệu tham khảo và thông tin về ngành. Bên cạnh đó, Trường CĐ Quốc Tế Tp. HCM còn chú trọng kỹ năng làm việc độc lập, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp cho sinh viên bên cạnh những kỹ năng về nghề nghiệp. Đây chính là những yếu tố cần thiết để các Điều dưỡng của Nhà trường tự tin khẳng định mình và phục vụ cho cộng đồng.

Từ các thông tin trên, hi vọng các bạn đã có cái nhìn tổng quan về ngành Điều dưỡng cũng nhưng giải đáp được câu hỏi ngành Điều dưỡng là gì? Ra trường làm gì?. Việc chọn ngành, chọn nghề sẽ dể dàng hơn nếu các bạn tiếp tục quan tâm đến đáp án của những câu hỏi về việc nên học Điều dưỡng ở đâu? ngành Điều dưỡng xét tuyển những tổ hợp môn gì? Và ngành Điều dưỡng lấy bao nhiêu điểm?

 

 

Đăng ký online nhận ngay học bổng tựu trường

Vui lòng để lại thông tin liên lạc để chúng tôi có thể tư vấn rõ ràng hơn về các khóa học.

Trụ sở chính : 460D Kinh Dương Vương, P.An Lạc A, Q.Bình Tân, TP.HCM

( ĐỐI DIỆN BỆNH VIỆN TRIỀU AN - BẾN XE MIỀN TÂY)

Thứ Hai đến thứ Sáu : 07:30 - 11:30, 13:00 - 17:00
Thứ Bảy : 07:30 - 12:00

Hãy nhập số điện thoại của bạn
và chúng tôi sẽ gọi lại cho bạn để tư vấn

Chúng tôi đang tiếp nhận và gửi tới bộ phận xử lý

Cảm ơn.
Chúng tôi sẽ gọi lại sớm nhất có thể.

Liên hệ