Cuộc đời, sự nghiệp Hải Thượng Lãn Ông

Cuộc đời, sự nghiệp Hải Thượng Lãn Ông

Hải Thượng Lãn Ông (1720-1791)

Tiểu sử

Hải Thượng Lãn Ông tên húy là Lê Hữu Trác, tên thường gọi là Lê Hữu Chẩn, là một danh y Việt Nam thế kỷ XVIII. Ông sinh ngày 12 tháng 11 năm Canh Tý tại thôn Văn Xá, làng Lưu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, tỉnh Hải Dương (nay là xã Hoàng Hữu Nam, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên). Ông qua đời vào ngày rằm tháng giêng năm Tân Hợi, thọ 71 tuổi. Ngày nay, mộ ông còn nằm ở khe nước cạn chân núi Minh Từ, thuộc xã Sơn Trung, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh.Cha ông là Lê Hữu Mưu, đỗ tiến sĩ và làm Thượng Thư đời Lê Dụ Tôn, mẹ là bà Bùi Thị Thưởng, người thôn Bầu Thượng, xã Tình Diệm, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh. Ông là con thứ bảy trong gia đình nên còn được gọi là Chiêu Bảy.

Lúc nhỏ, Lãn Ông theo cha đi học ở thành Thăng Long. Thời gian đi học, ông đã nổi tiếng là học trò hay chữ, đã thi vào tam trường. Đến năm 1739, cha ông qua đời, ông phải về quê chịu tang cha. Gặp lúc thời thế loạn lạc, vua Lê hư vị, chúa Trịnh lộng quyền, khắp nơi đều có nghĩa quân nổi dậy chống chính sách hà khắc của chúa Trịnh, đời sống nhân dân lầm than, cơ cực. Trong hoàn cảnh đó, Lê Hữu Trác không thể ngồi yên nên cũng gác bút nghiên tham gia vào nghiệp kiếm cung. Nhưng vì chán ghét cảnh chém giết tương tàn, nên nhân việc có người anh ở quê mẹ vừa mất, ông viện cớ về quê nuôi mẹ và đàn cháu mồ côi.

Sau khi về quê vài năm thì Lê Hữu Trác bị ốm nặng. Sau một thời gian chạy chữa khắp nơi không hết bệnh, ông tìm đến vị Lương y Trần Độc ở Rú Thành, xã Trung Cần, huyện Thanh Chương, Nghệ An để chữa bệnh. Một năm sau khi chữa bệnh ở nhà lương y Trần Độc, bệnh tình của Lê Hữu Trác đã khỏi hẳn. Trong thời gian ở Rú Thành chữa bệnh, ông cũng đã tìm tòi, học hỏi nhiều tài liệu về thuốc của vị lương y. Thấy Lê Hữu Trác đọc hiểu hầu hết bộ sách thuốc Phùng thi cẩm nang Trung Quốc, Trần Độc lấy làm lạ và mong muốn truyền nghề thuốc lại cho ông, nhưng lúc này Lê Hữu Trác lại chưa thực sự quyết chí theo học nghề thuốc.

Mãi đến năm 30 tuổi, sức khỏe đã bình phục, tướng của chúa Trịnh cho người tới mời Lê Hữu Trác trở về quân ngũ thì ông có ý từ chối và lúc này mới quyết chí học nghề thuốc. Ông lấy cớ chăm mẹ già và các cháu mồ côi để xin trở lại Hương Sơn, làm nhà và chú tâm theo nghề thuốc. Ông tìm đọc khắp các sách, ngày đêm miệt mài nghiên cứu. Trong thời gian này, ông bắt đầu lấy biệt hiệu là Hải Thượng Lãn Ông. Biệt hiệu Hải Thượng do hai chữ đầu tiên tỉnh Hải Dương và Thượng Hồng hay cũng có thể xuất phát từ chữ Bầu Thượng, quê hương mẹ cũng là nơi ông sinh sống từ năm 26 tuổi cho đến hết đời. Hải Thượng Lãn Ông có nghĩa là “ông già lười Hải Thượng”. Thực tế cho thấy ông lười với công danh phú quý nhưng rất chăm chỉ với sự nghiệp nghiên cứu y học, chữa bệnh cứu người. Do có kiến thức rộng, lại cẩn thận trong việc kê toa, bốc thuốc nên Lãn Ông đã chữa trị thành công cho nhiều người bệnh. Tiếng lành đồn xa, danh tiếng về ông truyền tận đến thành Thăng Long. Ngoài việc chữa trị, Lãn Ông mở trường đào tạo thầy thuốc.

Từ năm Cảnh Hưng 43 (1782), lúc ở tuổi 62, Lãn Ông bị triệu tập về kinh chữa bệnh cho thế tử Trịnh Cán. Nhưng vì một lòng hướng về quê hương, muốn rời xa chốn đô thành, Lãn Ông luôn tìm đủ mọi cách để được trở lại với quê hương. Sau gần một năm ở lại kinh thành, bằng đủ mọi lý do, Lãn Ông mới được Chúa chấp thuận cho trở về Hương Sơn. Ở đó, ông tiếp tục chữa bệnh bốc thuốc, dạy học cho đến cuối đời.

Thành tựu

Nhiều năm tận tụy với nghề, Hải Thượng Lãn Ông đã nghiên cứu rất sâu lý luận Trung y qua các bộ sách kinh điển: Nội kinh, Nam kinh, Thương kàn, Kim quỹ. Ông còn tìm tòi, nghiên cứu về nền y học cổ truyền của dân tộc. Lãn Ông đã kết hợp những nghiên cứu của mình với thực tế chữa bệnh cho mọi người trong nhiều năm. Ông hệ thống hóa tinh hoa của lý luận Đông y cùng với những sáng tạo đặc biệt qua việc áp dụng lý luận cổ điển vào điều kiện thực tế của Việt Nam. Sau hơn chục năm, ông hoàn thành bộ Y tôn tâm lĩnh gồm 28 tập 66 quyển bao gồm đủ các mặt về y học: Y đức, Y lý, Y thuật, Dược, Dinh dưỡng. Bộ sách của ông không chỉ thể hiện tinh hoa y học Việt Nam mà còn để lại nhiều thành tự trong lĩnh vực văn học.

Năm 1783, sau khi viết xong tập Thượng kinh ký sự nói về cuộc sống xa hoa ở cung vua, phủ chúa, dù tuổi đã cao, công việc chữa bệnh, dạy hoc lại nhiều nhưng Lãn Ông vẫn tiếp tục chỉnh lý, bổ sung và viết thêm tập Vân khí bí điển(1786) để hoàn chỉnh bộ Tâm lĩnh.

Danh y Lê Hữu Trác, hay Hải Thượng Lãn Ông là đại danh y có nhiều đóng góp cho nền y học dân tộc Việt Nam, đã kế thừa xuất sắc sự nghiệp “Nam dược trị Nam nhân” của thiền sư Tuệ Tĩnh. Các tác phẩm của ông truyền lại cho cuộc đời như Hải Thượng y tông tâm lĩnh, Lĩnh Nam bản thảo, Thượng kinh ký sự không chỉ được đánh giá là đã chắt lọc tinh hoa y học cổ truyền Việt Nam, là những công trình y học xuất sắc nhất thời trung đại Việt Nam mà còn để lại nhiều giá trị về văn học, lịch sử, triết học.

(Sưu tầm)

Đăng ký online nhận ngay học bổng tựu trường

Vui lòng để lại thông tin liên lạc để chúng tôi có thể tư vấn rõ ràng hơn về các khóa học.

Trụ sở chính : 460D Kinh Dương Vương, P.An Lạc A, Q.Bình Tân, TP.HCM

( ĐỐI DIỆN BỆNH VIỆN TRIỀU AN - BẾN XE MIỀN TÂY)

Thứ Hai đến thứ Sáu : 07:30 - 11:30, 13:00 - 17:00
Thứ Bảy : 07:30 - 12:00

Hãy nhập số điện thoại của bạn
và chúng tôi sẽ gọi lại cho bạn để tư vấn

Chúng tôi đang tiếp nhận và gửi tới bộ phận xử lý

Cảm ơn.
Chúng tôi sẽ gọi lại sớm nhất có thể.

Liên hệ