CÓ NÊN HỌC NGÀNH KỸ THUẬT XÂY DỰNG KHÔNG?
NGÀNH KỸ THUẬT XÂY DỰNG CÓ DỄ XIN VIỆC KHÔNG?
Ngành Xây dựng là bộ phận quan trọng của nền kinh tế, có nhiệm vụ đi trước mở đường trong công cuộc xây dựng, phát triển đất nước, hướng tới mục tiêu đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp hóa. Vì thế, trung bình mỗi năm Việt Nam dành từ 30-40% GDP cho đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, phát triển các khu công nghiệp, ngành nghề, đô thị hóa và các công trình văn hóa, giáo dục, dịch vụ…Dự báo từ nay đến năm 2020, nhu cầu nhân lực ngành xây dựng mỗi năm tăng thêm đến 400.000 - 500.000 người. Hoạt động xây dựng phát triển với tốc độ cao đòi hỏi nguồn nhân lực rất lớn.
- Thừa thầy, thiếu thợ
Tại báo cáo đánh giá về thực trạng chất lượng nhân lực ngành xây dựng của Tổng Hội Xây dựng cho thấy, cả nước có khoảng gần 78.000 doanh nghiệp hoạt trong ngành xây với khoảng 4 triệu lao động. Tuy nhiên, chất lượng nguồn nhân lực ngành xây dựng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường.
Còn theo số liệu thống kê của Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và Đô thị (Bộ Xây dựng), toàn ngành xây dựng đang có hơn 204.000 công nhân lao động, trong đó có tới hơn 90.000 người là cán bộ, viên chức trong các doanh nghiệp, tức là số lượng công nhân chỉ gấp hơn 2 lần số lượng cán bộ, viên chức. Mặt khác, năng lực và tính chuyên nghiệp của đội ngũ công nhân lao động cũng được đánh giá là còn nhiều hạn chế. Cụ thể, số lao động có trình độ cao đẳng, trung cấp nghề chỉ chiếm tỷ lệ 11,8%; số thợ bậc cao (bậc 6,7) chỉ chiếm khoảng 7% nhân lực ngành.
- Đào tạo nghề gắn với nhu cầu
Hiện cả nước có 29 trường đại học, 21 trường cao đẳng và cao đẳng nghề, 19 trường trung cấp và 1 Học viện đào tạo nhân lực ngành Xây dựng. Tuy nhiên, việc tổ chức đào tạo ở các cấp học, bậc học còn nặng về lý thuyết, ít thời gian thực hành, chưa thực sự gắn bó với nhu cầu sử dụng, với tiến bộ khoa học công nghệ và công việc thực tế mà người học khi ra trường phải đảm nhận. Hệ quả là khi ra trường người học phải mất khá nhiều thời gian để làm quen với công việc, không ít trường hợp đơn vị sử dụng tiến hành bổ túc hay đào tạo bổ sung, đào tạo lại.
Mục tiêu Quy hoạch phát triển nhân lực ngành Xây dựng giai đoạn 2011-2020: Nhân lực ngành Xây dựng tăng từ 2,9 triệu người năm 2010 lên khoảng 5 triệu năm 2015 và khoảng 8 - 9 triệu người năm 2020; tỷ lệ nhân lực qua đào tạo tăng từ mức 41,0% năm 2010 lên khoảng 60,0% năm 2015 và khoảng 65,0% năm 2020. Trong đó, bậc đào tạo nghề chiếm khoảng 68,5% năm 2015 và khoảng 68,0% năm 2020, bậc trung cấp chuyên nghiệp chiếm khoảng 25% năm 2015 và khoảng 24% năm 2020, bậc cao đẳng chiếm khoảng 2,0% năm 2015 và khoảng 3,0% năm 2020, bậc đại học và trên đại học chiếm khoảng 4,5% năm 2015 và khoảng 5% năm 2020.
Kiến nghị về đào tạo nhân lực ngành xây dựng, ông Trần Ngọc Hùng - Chủ tịch Tổng Hội Xây dựng Việt Nam cho rằng, cần phải đổi mới nội dung, chương trình đào tạo theo hướng đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động, tăng cường giải pháp đào tạo nội dung yêu cầu theo địa chỉ theo cơ chế đặt hàng để cả cán bộ và công nhân ra trường có việc làm ngay, không phải đào tạo lại; Tăng cường các khóa học đào tạo cập nhật kiến thức mới; Đối với trường dạy nghề: Cần có cơ chế chính sách và nguồn kinh phí để tăng cường cơ sở vật chất, phục vụ cho giảng dạy sát với yêu cầu thực tế, tạo cơ chế chính sách đãi ngộ với các thợ bậc cao, thợ cả truyền nghề cho lớp trẻ.
(Theo http://baodansinh.vn)
Học ngành “Kỹ thuật xây dựng” tại Trường Cao Đẳng Quốc Tế TPHCM
“Học ngành Kỹ thuật xây dựng ở đâu?” là niềm trăn trở đối với những bạn trẻ đang tìm hiểu về ngành Kỹ thuật xây dựng. Việc chọn trường cần phải dựa trên tiêu chí quan trọng nhất đó là đảm bảo việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp.
Từ tiêu chí này, các phụ huynh và học sinh chọn học ngành “Kỹ thuật xây dựng” tại trường Cao Đẳng Quốc Tế TP.HCM với các lí do chính:
- Chương trình đào tạo:
- Chương trình đào tạo được thiết kế phù hợp với trình độ thực tế của sinh viên;
- Nhờ chương trình đào tạo khoa học, mang tính thiết thực cao, đáp ứng đúng nhu cầu của các doanh nghiệp nên nhiều sinh viên của trường ngay sau khi tốt nghiệp đã tìm được việc làm ngay. Một số sinh viên sau vài năm công tác đã được cơ quan tín nhiệm giao cho các chức vụ quản lý tại các công ty xây dựng…
- Để nâng cao chất lượng đào tạo, từ năm 2015 đến nay, Ngành Xây dựng - Trường Cao đẳng Quốc Tế TP.HCM đã triển khai mô hình đào tạo mới: “Hợp tác đào tạo cùng doanh nghiệp”, khuyến khích các doanh nghiệp cùng tham gia vào quá trình giảng dạy. Mô hình đào tạo này đã giải quyết được vấn đề tồn tại lâu nay, đó là đào tạo nặng về lý thuyết, thiếu kỹ năng, thiếu trải nghiệm thực tế, không đáp ứng được công việc thực tế ngoài doanh nghiệp.
- Có đủ kiến thức để tiếp tục học lên đại học.
- Đội ngũ giảng viên:
Đội ngũ giảng viên có trình độ chuyên môn cao. Ngoài giảng viên cơ hữu đang trực tiếp giảng dạy tại trường, còn có nhiều cán bộ chuyên môn, chỉ huy trưởng đang làm việc tại công trình, giám đốc của các doanh nghiệp cùng tham gia giảng dạy mang đến cho sinh viên nhiều kiến thức thực tế và cơ hội làm việc sau khi tốt nghiệp.
- ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN TRỰC TUYẾN NGÀNH XÂY DỰNG
https://tuyensinh.ich.edu.vn/
- THÔNG TIN LIÊN HỆ, TƯ VẤN HƯỚNG NGHIỆP
TRƯỜNG CAO ĐẲNG QUỐC TẾ TP.HCM
Điện thoại: (08) 5404 7799 (ext:101,102); Hotline: 090 2345 092 – 091 2244 100
Website: www.ich.edu.vn – Fanpage: www.facebook.com/ich.edu.vn