Nhằm nâng cao chất lượng trong đào tạo tuyển sinh liên thông trình độ Đại học, Cao đẳng… Thủ tướng Chính Phủ đã ra quyết định qui định về việc liên thông
QUYẾT ĐỊNH
Số: 18/2017/QĐ-TTg ban hành ngày 31 tháng 05 năm 2017
QUY ĐỊNH VỀ LIÊN THÔNG GIỮA TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG VỚI TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC
Trường Cao đẳng Quốc Tế Tp. HCM cập nhật đến các bạn sinh viên một số thông tin trong Quyết định số 18/2017/QĐ-TTg nhằm giúp các bạn có cái nhìn tổng quát hơn về việc liên thông này …
Trước đây sinh viên tốt nghiệp hệ Trung cấp, Cao đẳng sau khi đủ điều kiện thực tế tại cơ sở nghề nghiệp từ 01 năm trở lên (kinh nghiệm làm việc 01 năm trở lên) đã có thể tham gia tuyển sinh liên thông lên bậc cao hơn thì hiện nay lại có thêm một số qui định bổ sung
Một điểm đáng lưu ý là các sinh viên khối ngành sức khoẻ khi liên thông phải có CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ (nhưng hiện nay chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể về việc thực hiện làm CCHN này như thế nào)
- Điều kiện tổ chức tuyển sinh đào tạo liên thông (Điều 2 QĐ 18/2017/QĐ-TTg)
Cơ sở giáo dục đại học có đủ các điều kiện sau đây được tổ chức tuyển sinh đào tạo liên thông giữa trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng với trình độ đại học:
- Đối với ngành dự kiến tuyển sinh đào tạo liên thông:
- Cơ sở giáo dục đại học đã có quyết định mở ngành đào tạo trình độ đại học hình thức chính quy;
- Cơ sở giáo dục đại học đã và đang tổ chức thực hiện chương trình đào tạo trình độ đại học theo tín chỉ được ít nhất 03 (ba) khóa liên tục khi quyết định thực hiện tuyển sinh đào tạo liên thông hình thức chính quy.
Đối với đào tạo liên thông khối ngành nghệ thuật, cơ sở giáo dục đại học đã và đang tổ chức thực hiện chương trình đào tạo trình độ đại học theo tín chỉ hoặc niên chế hình thức chính quy được ít nhất 03 (ba) khóa liên tục khi quyết định thực hiện tuyển sinh đào tạo liên thông hình thức chính quy.
Đối với đào tạo liên thông khối ngành sức khỏe, cơ sở giáo dục đại học phải bảo đảm thêm điều kiện có ít nhất một khóa sinh viên trình độ đại học hình thức chính quy đã tốt nghiệp.
- Cơ sở giáo dục đại học đã ban hành quy định về công nhận giá trị chuyển đổi kết quả học tập và khối lượng kiến thức, kỹ năng đã tích lũy của người học được miễn trừ khi học chương trình đào tạo liên thông và công khai trên trang thông tin điện tử của cơ sở giáo dục đại học.
- Điều kiện của người dự tuyển liên thông (Điều 4 QĐ 18/2017/QĐ-TTg)
- Người tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng có thể học tiếp các chương trình đào tạo trình độ đại học theo hướng chuyên môn phù hợp, hoặc theo hướng chuyên môn khác nếu đáp ứng được các điều kiện của chương trình đào tạo.
- Người dự tuyển liên thông phải bảo đảm các điều kiện theo quy định hiện hành về tuyển sinh đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo và có một trong các văn bằng dưới đây:
- Bằng tốt nghiệp trình độ trung cấp hoặc bằng tốt nghiệp trình độ cao đẳng do các cơ sở đào tạo trong nước cấp. Người có bằng tốt nghiệp trình độ trung cấp phải bảo đảm đã học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông theo quy định Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Bằng tốt nghiệp trình độ trung cấp hoặc bằng tốt nghiệp trình độ cao đẳng do các cơ sở đào tạo nước ngoài cấp phải được công nhận theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
- Đối với đào tạo liên thông khối ngành sức khỏe, người đăng ký dự tuyển phải có bằng tốt nghiệp trung cấp hoặc bằng tốt nghiệp cao đẳng khối ngành sức khỏe, trong đó
+ Người có bằng tốt nghiệp Y sĩ được đăng ký dự tuyển liên thông lên trình độ đại học các ngành Y đa khoa, Y học cổ truyền, Y học dự phòng, Răng Hàm Mặt;
+ Người có bằng trung cấp Dược hoặc cao đẳng Dược đăng ký dự tuyển liên thông lên trình độ đại học ngành Dược.
III. Chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo liên thông (Điều 5 QĐ 18/2017/QĐ-TTg)
- Chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo liên thông chính quy, chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo liên thông vừa làm vừa học thuộc tổng chỉ tiêu được xác định hằng năm theo từng ngành đào tạo của cơ sở giáo dục đại học, trong đó chỉ tiêu tuyển sinh liên thông chính quy, chỉ tiêu tuyển sinh liên thông vừa làm vừa học không vượt quá 20% chỉ tiêu tuyển sinh chính quy, chỉ tiêu tuyển sinh vừa làm vừa học tương ứng theo ngành đào tạo.
Trường hợp đặc biệt cần đào tạo liên thông để thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng của đất nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định.
- Cơ sở giáo dục đại học phải thông báo công khai chỉ tiêu tuyển sinh liên thông theo từng ngành đào tạo, đối tượng và hình thức tuyển sinh, hình thức đào tạo liên thông trên trang thông tin điện tử của cơ sở giáo dục đại học và phương tiện thông tin đại chúng trước khi nhận hồ sơ đăng ký dự tuyển sinh liên thông ít nhất là 30 ngày.
- Phương thức tuyển sinh liên thông
- Tuyển sinh liên thông giữa trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng với trình độ đại học được thực hiện theo các phương thức thi tuyển hoặc xét tuyển hoặc kết hợp thi tuyển với xét tuyển do Thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học quyết định theo quy định hiện hành về tuyển sinh đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Liên thông từ Trung cấp lên Đại học: phải tham dự kỳ thi TỐT NGHIỆP PTTH hàng năm của cơ sở giáo dục đại học … Đăng ký vào Đại học để xét điểm đủ điều kiện liên thông
- Liên thông từ Cao đẳng lên Đại học, được dự tuyển sinh liên thông theo các hình thức do Thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học quyết định như sau:
- Dự tuyển sinh cùng với thí sinh tốt nghiệp trung học phổ thông ở kỳ tuyển sinh vào đại học hàng năm của cơ sở giáo dục đại học.
- Dự thi tuyển sinh liên thông riêng do cơ sở giáo dục đại học tự ra đề thi và tổ chức thi tuyển. Các môn thi tuyển sinh liên thông riêng bao gồm:
+ Môn cơ bản: TOÁN
+ Môn cơ sở ngành: HOÁ PHÂN TÍCH
+ Môn chuyên ngành hoặc thực hành nghề: BÀO CHẾ, DƯỢC LIỆU, HOÁ DƯỢC - DƯỢC LÝ, QUẢN LÝ DƯỢC, … (môn thi sẽ tuỳ cơ sở giáo dục đại học)
Việc tổ chức tuyển sinh, xét tuyển và triệu tập thí sinh trúng tuyển thực hiện theo quy định hiện hành về tuyển sinh đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Đối với đào tạo liên thông khối ngành sức khỏe, chỉ áp dụng thi tuyển sinh liên thông riêng đối với người đã có CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ và ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào với điểm mỗi môn thi phải đạt từ 05 (năm) điểm trở lên theo thang điểm 10.
- Thời gian đào tạo liên thông
+ Từ Trung cấp lên Đại học từ 3,5 - 4 năm
+ Từ Cao đẳng lên Đại học từ 2 - 2,5 năm