Ngành quan hệ công chúng là gì? Sau khi tốt nghiệp làm gì?
Ngành quan hệ công chúng là một ngành có từ rất lâu nhưng lại trở nên Hot trong nhu cầu tuyển dụng của các daonh nghiệp trong những năm gần đây. Nhưng cụ thể ngành quan hệ công chúng là gì? Và sau khi tốt nghiệp sinh viên sẽ làm những công việc gì? Hãy cùng Trường Cao Đẳng Quốc Tế TPHCM tìm hiểu nhé
CỬ NHÂN THỰC HÀNH NGÀNH QUAN HỆ CÔNG CHÚNG - PR
Mã trường: CĐĐ0206
Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương
Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 42
Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Cao đẳng, hệ chính quy, danh hiệu Cử nhân thực hành
Ngành quan hệ công chúng là gì?
Ngành quan hệ công chúng hay còn gọi là PR (Public Relations) là công việc tạo ra mối duy trì phát triển của doanh nghiệp tới đối tượng công chúng mà chủ yếu là những người quan tâm đến doanh nghiệp đó mà mục đich cuối cùng của quá trình này đó là tạo nên sự hiểu biết và ủng hộ của công chúng đối với doanh nghiệp đó.
Chuyên ngành quan hệ công chúng được chia thành 3 nhóm chính:
Chuyên viên quan hệ công chúng: Với chuyên môn chính là tạo mối quan hệ với các đơn vị báo chí, truyền thông, quan hệ cộng đồng, tổ chức sự kiện và truyền thông nội bộ
Chuyên viên phân tích quan hệ công chúng: Với chuyên môn chính là phân tích, báo cáo về môi trường truyền thông nội bộ cũng như bên ngoài, xây dựng chiến lược truyền thông nhằm tăng hình ảnh, uy tín, thương hiệu của doanh nghiệp.
Giảng viên quan hệ công chúng: Là người có chuyên môn giảng dạy những kiến thức chuyên ngành quan hệ công chúng tại các trường Đại học, Cao đẳng...
Học ngành quan hệ công chúng tại Trường Cao Đẳng Quốc Tế TPHCM
Kiến thức trang bị
Trình bày được các khái niệm cơ bản trong quan hệ công chúng; xác định được các hoạt động truyền thông của doanh nghiệp; tầm quan trọng và các bước xây dựng mối quan hệ với giới truyền thông cho doanh nghiệp;
Trình bày được quy trình thực hiện chiến dịch quan hệ công chúng; nắm được nội dung và yêu cầu các bước thực hiện chiến dịch truyền thông;
Giải thích được phương pháp xây dựng chiến lược truyền thông marketing tích hợp; mô tả được các công cụ truyền thông marketing tích hợp;
Khái quát được các giai đoạn hình thành và phát triển của khủng hoảng truyền thông;
Mô tả được vị trí và vai trò của truyền thông nội bộ trong hoạt động của tổ chức; nắm được các vấn đề của truyền thông nội bộ trong công ty đa quốc gia; diễn giải được các công cụ truyền thông nội bộ;
Nắm được các thuật ngữ chuyên ngành quan hệ công chúng trong tiếng Anh; có vốn từ vựng cơ bản để giao tiếp trong công việc và đời thường;
Trình bày được quy trình tổ chức một sự kiện; nắm được trình tự và nội dung công việc trong tổ chức sự kiện;
Nắm được các nguyên tắc đạo đức trong hoạt động kinh doanh và quan hệ công chúng;
Giải thích được các ứng dụng, dịch vụ truyền thông trên mạng Internet; nhận diện được được các rủi ro và nắm được các nguyên tắc bảo mật khi tham gia mạng Internet;
Giải thích được những đặc điểm cơ bản của các vùng văn hoá Việt Nam; Mô tả được đặc điểm của một số tín ngưỡng, tôn giáo tiêu biểu ở Việt Nam; hiểu biết cơ bản về quá trình phát triển lịch sử văn hóa Việt Nam;
Nắm được các nguyên tắc cơ bản trong tiếng Việt; trình bày được khái niệm và ý nghĩa các loại văn bản; xác định được hình thức, nội dung và quy trình soạn thảo văn bản;
Trình bày được các vấn đề cơ bản của nguyên lý thống kê, trình tự nghiên cứu thống kê, các phương pháp sử dụng trong thống kê;
Nắm được các kiến thức bổ trợ như: Phương pháp thuyết trình, nghi thức giao tiếp với đồng nghiệp và khách hàng, các nguyên tắc cơ bản trong kế toán, thuật ngữ trong marketing và thương hiệu.
Kỹ năng trang bị
Thực hiện thành thạo một số công việc trong tổ chức sự kiện (lập kế hoạch tổ chức, vận động tài trợ, làm việc với nhà cung cấp, lập danh sách và gửi thư mời, đón tiếp khách mời, khai mạc sự kiện, phục vụ tại sự kiện, bế mạc sự kiện, đánh giá kết quả sau sự kiện,…)
Vận dụng được các công cụ truyền thông đa phương tiện trong công việc Quan hệ công chúng
Soạn được bản thảo chiến dịch quan hệ công chúng bao gồm đầy đủ các bước và yêu cầu của từng bước
Vận dụng được một số ứng dụng, dịch vụ truyền thông trên Internet (email, mạng xã hội, diễn đàn mạng, v.v…) cho các chiến dịch quan hệ công chúng, sự kiện
Sử dụng được Anh văn trong việc đọc tài liệu, tìm kiếm thông tin, soạn thảo văn bản; đối thoại được với đồng nghiệp là người nước ngoài
Vận dụng thành thạo một số phương thức truyền thông nội bộ (email, bản tin định kỳ-newsletter, bảng thông tin, họp bộ phận, dã ngoại, v.v…)
Lập được bảng mô tả và bảng tiêu chuẩn công việc cho các vị trí làm việc nghề quan hệ công chúng
Soạn thảo được các loại văn bản đảm bảo các quy định về hình thức và nội dung văn bản.
Các công việc sau khi tốt nghiệp chuyên ngành quan hệ công chúng
Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành quan hệ công chúng, sinh viên có thể làm việc tại các cơ quan, tổ chức với các vị trí sau:
Chuyên viên quan hệ công chúng
Chuyên viên truyền thông đối ngoại
Chuyên viên truyền thông đối nội
Nhân viên tổ chức sự kiện
Trưởng nhóm tổ chức sự kiện
Chuyên viên quản trị mạng xã hội
Chuyên viên quản trị nội dung website tổ chức
Nhân viên chăm sóc khách hàng
Trưởng nhóm chăm sóc khách hàng
Chuyên viên quảng cáo
Chuyên viên viết lời quảng cáo
Chuyên viên đào tạo PR nội bộ.