Bài cuối: Nâng cao nhận thức của xã hội

“Đào tạo 9+” Gỡ nút thắt phân luồng?

Bài cuối: Nâng cao nhận thức của xã hội

Nhiều năm nay, chúng ta vẫn loay hoay với bài toán phân luồng học sinh THCS, THPT vào học nghề. Hàng loạt nghị quyết, chỉ thị, quyết định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ đã được ban hành, bảo đảm hành lang pháp lý đầy đủ cho công tác này nhưng xem ra, kết quả chưa mấy khả quan. Vậy, 9+ có phải là lời giải cho bài toán phân luồng?

Bài 1: 3,5 có 3 bằng

Mới đây, tại Kỳ họp thứ Sáu, QH Khóa XIV, ĐBQH, Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Lê Quân đề xuất cho phép học sinh tốt nghiệp THCS được học thẳng lên cao đẳng. Vấn đề này đã nhận được nhiều ý kiến trái chiều.

Hội thảo áp dụng chuẩn tiếng anh ĐH Cambridge vào hệ 9+Cao đẳng để nâng cao chất lượng đào tạo

Từ góc độ của người hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, TS. Phạm Xuân Khánh, Hiệu trưởng Trường CĐ nghề Công nghệ cao Hà Nội cho rằng, đề xuất này là phù hợp với Nghị quyết số 29 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Quyết định số 522/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ. Đây cũng là điểm mấu chốt để thực hiện mục tiêu phân luồng mà Chính phủ đã đề ra từ nay đến 2025. Theo ông Khánh, để giải bài toán phân luồng thì mô hình 9+ là phù hợp nhất trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, 9+ phải  được thực hiện đồng bộ với các giải pháp trọng tâm, quyết liệt như: Tích cực điều tiết tỷ lệ phân luồng hợp lý cả về cơ cấu, số lượng theo tỷ lệ chung và tùy theo từng địa phương; đặt lại cơ cấu đầu tư cho giáo dục nghề nghiệp hướng đến phân luồng hợp lý; gia tăng hiệu quả xã hội qua phân luồng. Cùng với đó là nâng cao nhận thức của xã hội về hướng nghiệp và phân luồng. Việc này,  trước hết phải quán triệt sâu rộng trong ngành giáo dục, ở các trường phổ thông, có biện pháp tổ chức và kiểm soát việc thực hiện hướng nghiệp có hiệu quả trong nhà trường, tuyên truyền và thực hiện xã hội hóa hướng nghiệp, phân luồng đến phụ huynh. Nêu cao vai trò trách nhiệm của chính quyền địa phương trong việc phổ cập giáo dục phổ thông và “phổ cập nghề nghiệp” của thanh niên ở địa phương, cơ sở.

Song song, nên thành lập Trung tâm “STEM, Trải nghiệm - Sáng tạo” trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp nhằm xây dựng mạng lưới đào tạo kết hợp giữa giáo dục nghề nghiệp và khối THCS, PTTH để đưa các em học sinh đến trường tham gia các chương trình học thử nghề, tự tay làm những gì mình thích. Từ đó, các em có thể hình dung hoặc có sự hiểu biết hơn về nghề cũng như sự quan trọng của học nghề. Thông qua các chương trình đào tạo về khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học (STEM) giúp tạo ra nguồn nhân lực có khả năng tiếp cận các xu thế công nghệ sản xuất mới, hiện đại, góp phần tích cực cho công tác phân luồng học sinh từ phổ thông cơ sở và sau phổ thông cơ sở. Đặc biệt, cần thêm chức năng đào tạo văn hóa phổ thông cho đối tượng tốt nghiệp THCS như một trường THPT cho các trường cao đẳng, trung cấp. Và Kosen là một lựa chọn tốt. Ở Việt Nam, các trường cao đẳng hoàn toàn có thể thực hiện và áp dụng thành công mô hình đào tạo này. Mô hình Kosen đào tạo kỹ sư có kỹ năng thực hành và tính sáng tạo bao gồm kiến thức + kỹ năng + thái độ + tính sáng tạo + kết nối việc làm, với những yếu tố đặc trưng như: Đào tạo liên tục từ lứa tuổi sau tốt nghiệp THCS; sự kết hợp hài hòa giữa lý thuyết, thực hành và nghiên cứu; giáo dục chất lượng cao và 100% cơ hội việc làm phù hợp với năng lực của sinh viên và nhu cầu của doanh nghiệp.

Tán thành quan điểm trên, Hiệu trưởng Trường CĐ Cơ điện Hà Nội Đồng Xuân Ngọc cho rằng, việc áp dụng mô hình đào tạo kết hợp giữa đào tạo nghề và đào tạo văn hóa tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp sẽ tạo điều kiện cho người học có học lực không tốt ở bậc học THCS, THPT có cơ hội tiếp cận và định hướng học tập nghề nghiệp từ sớm. Cần triển khai đồng bộ về tư vấn và định hướng xã hội cho các bậc phụ huynh, các em học sinh hiểu được lợi ích và hiệu quả của việc tham gia học mô hình 9+. Bên cạnh đó, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cũng cần phải điều chỉnh chương trình đào tạo, phương pháp tổ chức đào tạo hướng đến tâm lý lứa tuổi, thể trạng thể lực của người học để bảo đảm cho học sinh vừa học nghề, vừa học văn hóa, đạo đức, kỹ năng làm việc, kỹ năng mềm. Tạo điều kiện cho người học sau khi tốt nghiệp nhanh chóng tìm kiếm được việc làm có thu nhập và có cơ hội làm giàu. Người học có thể tiếp tục học lên trình độ cao hơn khi có nhu cầu và học tập suốt đời. 

Thái Bình
Tháng 5.2018, Thủ tướng phê duyệt Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018 - 2025”, trong đó đặt mục tiêu: Phấn đấu ít nhất 40% học sinh tốt nghiệp THCS tiếp tục học tập tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp; đối với các địa phương có điều kiện KT - XH đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 30%. Ít nhất 45% học sinh tốt nghiệp THPT tiếp tục học tập tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ cao đẳng; đối với các địa phương có điều kiện KT - XH đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 35%.

Hãy nhập số điện thoại của bạn
và chúng tôi sẽ gọi lại cho bạn để tư vấn

Chúng tôi đang tiếp nhận và gửi tới bộ phận xử lý

Cảm ơn.
Chúng tôi sẽ gọi lại sớm nhất có thể.

Liên hệ