Ngành Công Nghệ Thực Phẩm

Ngành Công Nghệ Thực Phẩm

Ngành Công Nghệ Thực Phẩm Là Gì? Học Ngành Này Ở Đâu Chất Lượng?

Ngành thực phẩm là ngành xếp thứ 2 trong 3 nhóm ngành chính của Việt Nam mang lại nhiều giá trị, cũng từ đó vị thế của ngành thực phẩm cũng dần được khẳng định trong đời sống hằng ngày của người dân Việt Nam cũng như trên toàn thế giới.

Chính vì nhu cầu nhân lực tăng cao cùng khả năng phát triển của ngành nghề đã thu hút nhiều bạn trẻ quan tâm đến ngành công nghệ thực phẩm. Tuy nhiên, để giúp các bạn tìm hiểu sâu sắc hơn về ngành công nghệ thực phẩm là gì? Trường Cao Đẳng Quốc Tế TPHCM sẽ giúp các bạn nắm rõ các thông tin về ngành trong bài viết này nhé.

ngành công nghệ thực phẩm

Ngành công nghệ thực phẩm là gì?

Ngành công nghệ thực phẩm là một ngành có quy mô ứng dụng vô cùng rộng rãi đến những gì có thể ăn và uống được. Chúng ta có thể phân tích và hiểu ngành này từ hai từ ghép là “ Công Nghệ” và “Thực Phẩm”, ở đây “Công nghệ” bao gồm cách vận hành dây chuyền sản xuất, bảo quản và chế biến nông sản; kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm trong quy trình chế biến; phát triển sản phẩm mới hoặc lựa chọn bao bì… Và tất cả những “Công nghệ” kể trên đều nhằm mục đích cuối cùng là phục vụ cho việc tạo ra sản phẩm “ Thực Phẩm”. Thực phẩm được tạo ra với số lượng lớn, đòi hỏi độ đồng nhất cao và hoàn toàn không giống như cách nấu hay chế biến một món ăn thông thường. Đó gọi là Công Nghệ Thực Phẩm.

Theo học ngành công nghệ thực phẩm, sinh viên sẽ được trang bị các kiến thức đại cương và chuyên ngành về lĩnh vực thực phẩm.

Cơ hội xin việc làm hiện nay của ngành công nghệ thực phẩm

Hiện nay, ngành Dệt - may đang có nhu cầu nhân lực cao nhất (28%), ngành Công nghệ thực phẩm đứng thứ 2 (13%). Tuy nhiên nhu cầu nhân lực của ngành Dệt-may có nhu cầu ở lao động phổ thông, còn ngành Công nghệ thực phẩm có nhu cầu nhân lực ở trình độ Đại học và Cao đẳng. Do đó, có thể nói ngành nghề có nhu cầu nhân lực ở trình độ đại học và cao đẳng lớn nhất hiện nay là ngành CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM.

Với một thị trường đồ ăn thức uống đang phát triển từng ngày, nhu cầu nhân lực cho ngành cũng phát triển từng ngày.

Bên cạnh đó, Việt Nam là nơi có nguồn nguyên liệu vô cùng lớn và phong phú cho ngành công nghệ thực phẩm phát triển: nông-lâm-thủy-hải-sản.

Ngành công nghệ thực phẩm học gì?

Theo học ngành công nghệ thực phẩm, sinh viên sẽ được đào tạo kiến thực nền tảng, chuyên sâu về hóa học, sinh học, về sinh an toàn thực phẩm, nguyên liệu chế biến và quy trình phân tích, đánh giá chất lượng thực phẩm, phương pháp chế biến thực phẩm...

Ngoài ra, đặc thù chuyên môn của ngành này các bạn có thể tự định hướng cho mình làm việc trong phòng thí nghiệm chất lượng thực phẩm, trong phân xưởng sản xuất, nghiên cứu phát triển sản phẩm, tham gia quản lý chất lượng thực phẩm. Và tùy vào từng mục tiêu khác nhau mà các bạn có thể vận dụng kiến thức đã học vào từng lĩnh vực khác nhau có liên quan đến thực phẩm như: quản lý môi truồng trong sản xuất thực phẩm, maketting thực phẩm……

Các chuyên môn tiêu biểu ngành công nghệ thực phẩm

- Dinh dưỡng

- Hóa sinh học thực phẩm

- Vi sinh học thực phẩm

- Quản lý chất lượng

- An toàn thực phẩm

- Phân tích thực phẩm

- Công nghệ chế biến

- Công nghệ sinh học thực phẩm

- Phát triển sản phẩm...

Mục tiêu đào tạo:

1.Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp:

Người được đào tạo trình độ cao đẳng là người có tay nghề vững vàng, có khả năng làm việc hoặc điều hành trên các dây chuyền sản xuất chế biến các loại thực phẩm khác nhau tuỳ thuộc vào cơ sở chế biến thực phẩm mà họ làm việc.

Giảng viên trao đổi với sinh viên sau khi học tập xong một công đoạn tại nhà máy.

Học xong chương trình Cao đẳng người học có năng lực:

Kiến thức:

Nắm vững vàng những kiến thức cơ bản về khoa học thực phẩm, về hoá sinh thực phẩm, vi sinh thực phẩm, dinh dưỡng thực phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm...

Nắm vững các kiến thức cơ bản về công nghệ thực phẩm, các quá trình công nghệ cơ bản trong chế biến thực phẩm.

Thông thạo các kiến thức bổ trợ của ngành thực phẩm: biết cách đọc một bản vẽ kỹ thuật, xử lý môi trường, marketing, bao bì, phụ gia thực phẩm...

Vận dụng được các kiến thức khoa học, công nghệ và các kiến thức bổ trợ vào các lĩnh vực chuyên ngành mà người học sẽ làm việc tại các cơ sở chế biến thực phẩm.

Có khả năng ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ vào thực tế sản xuất và chỉ đạo sản xuất.

Kỹ năng:

Vận hành thành thạo các trang thiết bị phức tạp trên dây chuyền sản xuất, chế biến thực phẩm.

Có kinh nghiệm và thành thạo trong việc đánh giá chất lượng sản phẩm ở từng giai đoạn sản xuất bằng phương pháp cảm quan.

Chỉ đạo tốt các công đoạn chế biến thực phẩm.

Thực hiện thành thạo được các phép phân tích chỉ tiêu chất lượng đơn giản (chỉ tiêu hoá học, chỉ tiêu vật lý, chỉ tiêu sinh học, chỉ tiêu cảm quan).

Bảo dưỡng được các trang thiết bị chế biến thực phẩm theo qui trình sửa chữa trùng tu toàn bộ dây chuyền sản xuất.

Có khả năng kiểm tra và giám sát chuyên môn đối với công nhân bán lành nghề hoặc công nhân lành nghề khác.

Có khả năng làm việc độc lập hoặc làm việc phối hợp với những người trong tổ, trong ca sản xuất.

Tốt nghiệp công nghệ thực phẩm sẽ làm gì sau khi ra trường?

Sau khi tốt nghiệp người học có thể trực tiếp tham gia sản xuất trên các dây chuyền công nghệ chế biến thực phẩm của các cơ sở sản xuất ngành chế biến thực phẩm trong nước hoặc xuất khẩu lao động sang các nước khác

Làm tổ trưởng sản xuất, cán bộ kỹ thuật, kỹ thuật viên, trưởng ca, quản đốc đốc công, cán bộ thiết kế công nghệ sản xuất, cán bộ kỹ thuật kiểm tra chất lượng sản phẩm trên dây chuyền công nghệ chế biến thực phẩm từ nguyên liệu đến bán thành phẩm và thành phẩm.

Tổ chức và quản lý doanh nghiệp sản xuất chế biến thực phẩm với quy mô vừa và nhỏ.

Cụ thể một số công việc sau:

- Nhân viên kiểm định chất lượng (QA).

- Nhân viên kiểm soát chất lượng nguyên liệu (QC).

- Chuyên viên nghiên cứu và phát triển sản phẩm (R&D).

- Kỹ sư công nghệ thực phẩm.

- Kỹ sư sản xuất (Production engineer).

- Chuyên gia dinh dưỡng (Nutritionist).

- Kỹ thuật viên sản xuất.

- Nhân viên phòng thí nghiệm (Laboratory staff).

- Nhân viên bộ phận thu mua.

- Nhân viên vận hành máy.

- Giám sát viên sản xuất (Production supervisor).

Lộ trình mức lương của ngành công nghệ thực phẩm

Với một sinh viên mới ra trường thường được làm ở các vị trí học việc và có ít kinh nghiệm nên mức lương sẽ ngang với mặt bằng chung từ 5.000.000 đến 7.000.000 VND/tháng.

Sau một quá trình làm việc, mức lương của nhân viên sẽ dựa trên năng lực phát triển của cá nhân. Đối với các kỹ sư, quản lý, giám sát mức lương có thể lên đến 2.000 - 3.000 USD/tháng.

Đăng ký online nhận ngay học bổng tựu trường

Vui lòng để lại thông tin liên lạc để chúng tôi có thể tư vấn rõ ràng hơn về các khóa học.

Trụ sở chính : 460D Kinh Dương Vương, P.An Lạc A, Q.Bình Tân, TP.HCM

( Đối diện bệnh viện triều an - bến xe miền tây)

Hotline: 091 2244 100 - 0902 345 092

Thứ Hai đến thứ Sáu : 07:30 - 11:30, 13:00 - 17:00
Thứ Bảy : 07:30 - 12:00

Hãy nhập số điện thoại của bạn
và chúng tôi sẽ gọi lại cho bạn để tư vấn

Chúng tôi đang tiếp nhận và gửi tới bộ phận xử lý

Cảm ơn.
Chúng tôi sẽ gọi lại sớm nhất có thể.

Liên hệ